Từ khoảng giữa đến cuối thế kỷ 20, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 diễn ra, điển hình là sự ra đời của Internet đã làm thay đổi cách thức con người hoạt động, từ đó thay đổi cách thức doanh nghiệp hoạt động. Và khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nổ ra vào khoảng năm 2014, chúng ta lại càng được nghe nhiều hơn nữa những từ ngữ như chuyển đổi số, điện toán đám mây, trí thông minh nhân tạo A.I, tự động hóa, đồng bộ hóa, Internet cho vạn vật (IoT),... tất cả đều được ứng dụng cho việc chuyển đổi số không chỉ cho cá nhân, DN mà cho tất cả các tổ chức hành chính, kinh tế, xã hội trên toàn thế giới.
Vậy dấu hiệu của chuyển đổi số là gì?

Dữ liệu của DN được lưu trữ trên máy tính, bằng các file mềm.

Việc giao tiếp của nội bộ và với khách hàng được thực hiện qua mạng xã hội, không chỉ giao tiếp trực tiếp.

DN thực hiện marketing, quảng bá hình ảnh của mình trên online nhiều hơn.

Và các hoạt động khác bên trong và ngoài DN cũng đều được thực hiện online nhiều hơn.
Tuy nhiên, những dấu hiệu trên chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc số hóa doanh nghiệp. Còn chuyển đổi số là một khái niệm rộng hơn, bao trùm hơn, có thể hiểu đơn giản là toàn bộ quy trình, cách làm việc, các giao tiếp nội bộ và với khách hàng đều được thực hiện trên không gian số bằng việc kết hợp sự tự động hóa, đồng bộ hóa dữ liệu, ứng dụng Internet vào mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Những ngành nào nên chuyển đổi số?

Sản xuất

F&B

FMCG

Thiết kế, kiến trúc

Giáo dục

Tất cả các ngành khác, bao gồm cả dịch vụ công,...
Vậy tại sao phải chuyển đổi số?
Trên đây là báo cáo về số lượng người và thời gian sử dụng Internet trung bình ở Việt Nam của WeAreSocial và Hootsuite vào tháng 1 năm 2021 dựa trên dân số ~97,75 triệu người và tỷ lệ dân thành thị đạt ~37,7%. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, con số đó còn có thể cao hơn nữa.
Theo đó, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, cách thức người dùng tìm kiếm, tiếp cận thông tin và thói quen mua sắm của họ cũng thay đổi, thì các DN lớn, DN đối thủ cũng đã cố gắng thay đổi để đáp ứng với xu thế toàn nhân loại, đáp ứng nhu cầu khách hàng mục tiêu. Vậy mà bạn còn dậm chân tại chỗ, suy nghĩ thiệt hơn của việc chuyển đổi số thì chẳng mấy chốc, bạn sẽ bị đánh bật khỏi thị trường lúc nào không hay.
Lấy ví dụ gần nhất, tại Việt Nam, trong thời điểm dịch COVID-19, khi chỉ thị 16 được ban hành, tất cả các DN đều phải đóng cửa, gần 90% DN bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như: Giảm lượng khách hàng, từ đó giảm doanh thu, các chi phí cố định vẫn phải chi trả dẫn đến nhiều doanh nghiệp không trụ nổi, rút lui khỏi thị trường. Câu hỏi đặt ra là điều gì đã giúp các DN còn lại trụ vững? Đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là phải THAY ĐỔI, thay đổi trong cách thức hoạt động, cách thức làm việc, cách tìm kiếm và tiếp cận khách hàng,...Và thay đổi như thế nào?

Thay đổi tư duy
- Biến chuyển đổi số thành văn hóa doanh nghiệp bằng việc lặp đi lặp lại quy trình làm việc trên nền tảng số.
- Tổ chức lại DN một cách linh hoạt và nhanh gọn, liên tục thử nghiệm, triển khai, nghiệm thu kết quả để rút kinh nghiệm.
- Truyền cảm hứng cho các bộ phận, phòng ban cộng tác với nhau, có tư duy tiến bộ, chinh phục sự thay đổi.

Thay đổi công nghệ
- Trước hết và đơn giản nhất là sử dụng Internet trong mọi hoạt động của tổ chức.
- Quản lý các công việc nội bộ bằng phần mềm.
- Thực hiện quản lý các mối quan hệ với khách hàng trên hệ thống.
- Quản lý đầu vào, đầu ra các nguyên liệu, sản phẩm bằng các phần mềm có sẵn.
- Lưu trữ dữ liệu ở 1 nơi.
- Thay đổi hình thức marketing truyền thống sang digital marketing.
Hiện nay, có rất nhiều DN trên thị trường đang cung cấp các giải pháp chuyển đổi số với mức giá khác nhau, phù hợp với đủ loại ngành nghề khác nhau nên bạn có thể dễ dàng tìm được các giải pháp cho DN mình. Vậy các giải pháp của họ giải quyết vấn đề gì?
- Đầu tiên và khái quát nhất, họ sẽ giúp bạn bê toàn bộ bộ máy hoạt động của công ty lên trên 1 ứng dụng để tất cả nhân viên có thể nắm bắt và quản lý công việc 1 cách dễ dàng.
- Tất cả các dữ liệu được lưu ở 1 chỗ giúp dễ dàng truy xuất và kiểm soát.
- Cuộc trò chuyện, trao đổi, nghị quyết, công văn,... đều được ban hành trên nền tảng ứng dụng, không cần in ấn, không cần gửi qua nhiều phòng ban để xét duyệt như trước kia.
- Bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu: phòng khách, phòng ngủ, trên võng tại 1 hòn đảo nào đó,...mà không cần tất bật quần quần áo áo, kẹt xe, trễ giờ do máy chấm công không nhận diện vân tay,...
- Cách nhân viên trao đổi và lưu trữ thông tin khách hàng cũng thay đổi, không còn những cuộc gặp mặt tại quán cafe, bỏ tiền túi mời khách 1 bữa để họ nghe mình tư vấn,... giờ đây đã có rất nhiều ứng dụng cho những cuộc họp mặt trực tuyến, hướng dẫn và tư vấn tận tình không khác gì trực tiếp.
- Việc marketing, chăm sóc khách hàng cũng thuận tiện hơn khi đã có hệ thống nhắc nhở và automation marketing giúp cho bạn và nhân viên không bao giờ phải lo sợ việc bỏ sót khách hàng quan trọng.
- Và còn nhiều tính năng nữa mà 1 hệ thống chuyển đổi số có thể làm để hỗ trợ nhà quản lý.
Nếu những thông tin trên đã khiến bạn lung lay muốn chuyển đổi số cho DN của mình thì tiếp theo sẽ là cú chốt nói về những lợi ích mà chỉ khi thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp của bạn mới có thể đạt được. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh hơn trong ngành.
Chuyển đổi số là gì?