Khi những người làm marketing đang cố gắng gây ấn tượng với khách hàng thì việc quản lý dữ liệu thông qua công nghệ marketing tự động hóa là một nhiệm vụ quan trọng không kém. Tự động hóa marketing (Marketing Automation) khi được sử dụng hiệu quả sẽ trở thành phương tiện hỗ trợ tuyệt vời cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Marketing Automation cho phép các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ vẫn có thể thực hiện thành công các chiến dịch marketing phức tạp và quản lý thời gian của các chiến dịch một cách hiệu quả. Đồng thời, Marketing Automation cũng giúp các doanh nghiệp lớn kết nối với từng khách hàng một cách cá nhân hóa mà không cần đến các quy trình thủ công.
Vậy Marketing Automation là gì?
Marketing Automation hay tự động hóa tiếp thị là phương pháp áp dụng phần mềm giúp tự động hóa các quá trình tiếp thị cho doanh nghiệp. Đây là phương pháp giúp bạn tự động tạo ra khách hàng tiềm năng, phân khúc, chăm sóc khách hàng và mang họ đến gần hơn với sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Nhìn chung, Marketing Automation sẽ giúp các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp được diễn ra một cách tự động. Thay vì việc trực tiếp gửi email cho từng khách hàng một cách thủ công, làm việc một cách trực tiếp với các phương tiện truyền thông hay thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại trên trang web; công nghệ này sẽ giúp doanh nghiệp thao tác tất cả quy trình một cách tự động.
Đối tượng sử dụng Marketing Automation
Ngoài việc nắm rõ Marketing Automation là gì, bạn cũng cần hiểu được những đối tượng nào nên áp dụng phương pháp này.
Trên thực tế đã có rất nhiều các doanh nghiệp triển khai và áp dụng phương pháp Marketing Automation. Không chỉ riêng với những doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ cũng dần thực hiện quá trình marketing này với tỷ lệ ngày càng tăng. Khả năng áp dụng trên tất cả các ngành là một ưu điểm lớn của Marketing Automation.
Ban đầu nhóm đối tượng sử dụng Marketing Automation là các ngành công nghiệp. Ví dụ như các ngành công nghệ phần mềm, ngành sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong kinh doanh,…
Tuy nhiên, hiện nay đối tượng sử dụng Marketing Automation ngày càng được mở rộng trên hầu hết các ngành nghề như: y tế sức khỏe, tài chính ngân hàng, truyền thông, bán lẻ,… Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm theo hướng tiếp cận và tương tác nhằm giữ chân khách hàng và nhân rộng thêm mối quan hệ với khách hàng.
Các tính năng/ứng dụng của Marketing Automation
1. Email Marketing
Email là một trong những hình thức truyền thông kỹ thuật số (digital marketing) xuất hiện khá sớm nhưng vẫn cực kỳ hiệu quả cho tới ngày nay.
Mặc dù người dùng có thể phần nào cảm thấy khó chịu với email marketing hoặc marketing automation do sự lạm dụng một cách kém tinh tế của các nhà tiếp thị. Tuy nhiên email vẫn được đánh giá là phương tiện giao tiếp với khách hàng hiệu quả nhất nếu bạn biết cách sử dụng hiệu quả, chừng mực; tạo sự khởi đầu tuyệt vời cho chiến dịch marketing automation.
Nó cho phép bạn bạn gửi email hàng loạt đến các phân khúc khách hàng phù hợp. Một số nền tảng cao cấp hơn còn giúp các Marketer gửi email triggered ngay khi khách hàng thực hiện một số hành động nhất định như điền form hoặc tải file.
Các nhà tiếp thị cũng có thể sử dụng công cụ marketing automation để tạo, chỉnh sửa và dùng các biểu mẫu trên trang web để tạo thêm lead và nuôi dưỡng họ qua lộ trình mail.
2. Nuôi dưỡng lead
Một vài công cụ marketing tự động hóa cung cấp tính năng nuôi dưỡng lead khá hiệu quả. Điều này giúp các doanh nghiệp theo dõi, phân khúc và giao tiếp với lead từ đó có thể chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.
3. Lead database
Tương tự như cơ sở dữ liệu của khách hàng bên quản lý quan hệ khách hàng (CRM), lead database của marketing tự động hóa cung cấp cái nhìn chuyên sâu về hành vi của các lead như theo dõi dữ liệu chung như: các tương tác trên web, lượt đăng ký các email campaign, lượt thích và chia sẻ trên mạng xã hội, trao đổi với phía marketing, đến mua bán và cuối cùng là dịch vụ khách hàng.
4. Chiến dịch marketing nhỏ giọt (drip campaign)
Là hình thức chính của nuôi dưỡng lead marketing tự động hóa, chiến dịch nhỏ giọt gửi nội dung đến lead nhằm xây dựng niềm tin với doanh nghiệp, tăng nhận diện thương hiệu và cung cấp nội dung đúng thời điểm.
Thiết lập chiến dịch nhỏ giọt bằng cách chọn các mảng nội dung có khả năng chuyển đổi khách hàng trong phễu bán hàng (sales funnel), và chiến dịch nhỏ giọt sẽ gửi nội dung đó đến lead vào thời điểm đã được lên kế hoạch, hoặc dựa theo các hành động kích hoạt của khách hàng.
5. Tự động hóa tác vụ và cảnh báo
Những công cụ marketing tự động hóa có tính năng tự động hóa tác vụ và cảnh báo sẽ giúp giảm thiểu thời gian thực hiện thủ công lẫn dung lượng lưu trữ. Khi tự động hóa trở nên phổ biến hơn, tất nhiên doanh nghiệp sẽ hoàn thành nhiều công việc trong thời gian tối ưu hơn.
6. Phân khúc khách hàng
Để phân khúc đạt chất lượng tốt cần đến nhiều thông tin như nhân khẩu học, nghề nghiệp, hành vi trên mạng xã hội… của các lead. Và tính năng này có mối liên quan mật thiết đến điểm số của lead. Các công cụ phân khúc khách hàng sẽ hợp lý hóa quy trình, dựa trên tiêu chuẩn từ đó xuất thành báo cáo, giúp người sử dụng tránh được việc làm bảng tính theo cách cũ.
7. Chấm điểm lead
Lead scoring là một phương pháp xếp hạng khách hàng tiềm năng dựa trên số điểm của họ. Mỗi điểm số của người dùng dựa trên các tương tác của họ với doanh nghiệp, tần suất tương tác và vị trí tương tác. Bên cạnh thông tin về hành vi, lead scoring thường kết hợp cả thông tin nhân khẩu học như địa điểm sinh sống, làm việc hoặc ngành nghề…
Chẳng hạn bạn đang điều hành một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh, chắn chắc bạn sẽ không muốn danh sách khách hàng tiềm năng nhất lại toàn những người sinh sống ở khu vực quá xa như Hà Nội hay Ninh Bình.
Lead scoring giữ vai trò rất quan trọng trong việc xác định cách các doanh nghiệp tương tác với khách hàng tiềm năng. Các tính năng chấm điểm nâng cao sẽ tính cả hành vi được thực hiện gần đây và điều chỉnh số điểm phù hợp của khách hàng tiềm năng ấy. Tập hợp các lead có điểm cao thường sẽ là những người có ý định mua hàng, điều này giúp đội ngũ bán hàng đưa ra đề nghị mua bán một cách phù hợp.
8. Social Media
Các phần mềm Marketing tự động hóa thường có nhiều công cụ hỗ trợ phân tích social media cho phép doanh nghiệp theo dõi những gì khách hàng đăng trên các nền tảng mạng xã hội, hay ai đã chia sẻ nội dung của bạn và chia sẻ với ai.
Những tính năng bổ sung liên quan bao gồm xây dựng các cuộc thăm dò, rút thăm trúng thưởng, minigame, quay số may mắn… Cùng với khả năng kích hoạt sự kiện sẽ cho phép bạn nhắc khách hàng chia sẻ nội dung khi họ yêu thích nội dung của bạn.
9. Đăng bài và lên lịch
Khi nhắc tới social media, chúng ta không thể không nhắc tới việc quản lý các phương tiện truyền thông. Phần mềm marketing automation bao gồm cả tính năng lên lịch bài đăng. Theo một nghiên cứu, tính năng này giúp tiết kiệm tối đa 6 giờ/tuần. Tính năng này đặc biệt hữu ích cho bộ phận marketing khi chạy các chiến dịch social media đã có kế hoạch cụ thể hoặc đăng lặp lại các bài post evergreen nuôi dưỡng khách hàng.
10. Thu thập thông tin
Social media marketing không chỉ là đăng bài bừa bãi rồi mong rằng sẽ tìm được khách hàng tiềm năng. Social media marketing chỉ hoạt động hiệu quả khi bạn có thể tạo nên những cuộc trò chuyện với khách hàng, dù đơn giản chỉ là tin nhắn hỏi giá hay quan tâm tới mặt hàng sắp ra mắt. Các công cụ có khả năng thu thập thông tin sẽ dễ dàng truy quét social media để phân tích: ai đang đề cập nhiều đến sản phẩm hay thương hiệu của bạn, hay các từ khóa liên quan.
11. Tương tác bằng tin nhắn
Sau khi thu thập được thông tin liên hệ của khách hàng tiềm năng thông qua truy quét mạng xã hội, marketing automation sẽ cho phép doanh nghiệp sử dụng tính năng gửi tin nhắn tự động trực tiếp đến các khách hàng mới này. Bằng cách đó sẽ tạo nên các cuộc trò chuyện, cung cấp dịch vụ nhanh chóng đến khách hàng thực sự quan tâm đồng thời kiểm soát rủi ro (ví dụ trò chuyện với ai đó bình phẩm tiêu cực về doanh nghiệp).
12. Phân tích và báo cáo
Sau khi nhân rộng việc cá nhân hóa marketing với nhiều đối tượng khách hàng hơn, bạn sẽ tiến hành phân tích chuyên sâu. Hầu hết các công cụ marketing tự động hóa hoạt động tương tự như các phần mềm kinh doanh thông minh với bảng điều khiển hiển thị KPI quan trọng, hình ảnh dễ hiểu.
13. Phân tích website
Hầu như mọi doanh nghiệp hiện nay đều phân tích traffic web thông qua Google Analytics vì nó miễn phí và rất mạnh. Bất kể doanh nghiệp của bạn dùng phần mềm marketing automation nào, hãy đảm bảo rằng phần mềm đó có thể tích hợp với công cụ phân tích website để có thể theo dõi tất cả thông tin lưu lượng truy cập trên 1 trang duy nhất.
Hơn nữa, với tính năng tích hợp nói trên, bạn sẽ xem được hiệu quả của toàn bộ hoạt động marketing đang diễn ra, xem nó ảnh hưởng đến traffic website như thế nào, tỷ lệ chuyển đổi là bao nhiêu và tỷ suất hoàn vốn (ROI) ra sao.
Nếu phần mềm bạn sử dụng sở hữu cả những tính năng phân tích nâng cao, bạn còn có thể nắm được tác động của việc target keyword, những thay đổi SEO Online Marketing với Content cũng như thứ hạng các page trên SERPs.
14. Phân tích đa kênh
Không chỉ website, chắc chắn hầu hết các nhà tiếp thị đều muốn phân tích tất cả chiến lược trên cùng 1 nền tảng duy nhất. Vì vậy, khi tìm kiếm công cụ marketing tự động hóa, bạn cần đảm bảo rằng có thể kết nối dữ liệu với những nguồn sau:
Chiến lược quảng cáo trả phí cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) và chiến lược đeo bám quảng cáo
Mạng xã hội
Các nền tảng thương mại điện tử
Direct mail
Call metrics
Tiếp thị truyền thống (TV, radio, billboards)
Thư mục trực tuyến (Yelp, Yext, YP.com)
Marketing Automation là gì?