MRP là gì?

MRP là gì, tại sao nên sử dụng MRP.
4 tháng 10, 2021 bởi
MRP là gì?
Giang, Phung Thi Thuy

Quản lý sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


Hoạt động quản lý sản xuất gồm: đánh giá năng lực sản xuất; hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu; quản lý tiến độ và quản lý chất lượng sản phẩm. Trong đó, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu diễn ra phức tạp; tốn nhiều thời gian vì có những sản phẩm để sản xuất phải cần rất nhiều bộ phận, chi tiết hợp thành; chỉ một sai sót nhỏ cũng làm gián đoạn việc sản xuất. Ở giai đoạn này, có thể phát sinh các vấn đề như: thiếu nguyên vật liệu để sản xuất do báo cáo thiếu chính xác về tình hình nguyên vật liệu; người quản lý thụ động trong việc điều phối công việc khi nhà cung cấp chậm giao…


Để giải quyết vấn đề này các doanh nghiệp sản xuất ứng dụng MRP như “chìa khóa thành công” cho quy trình của mình. Hệ thống hỗ trợ xác định lượng nguyên vật liệu phù hợp để đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện tại và tương lai; không cần dự trữ quá nhiều nhưng khi cần là phải có ngay để sản xuất.

Vậy MRP là gì?

MRP: Viết tắt của từ Material Requirement Planning hoặc Manufacturing Resource Planning, được ví như chìa khóa thành công trong quản lý sản xuất, là quy trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất. Hiểu đơn giản thì đây là hệ thống giúp tính toán nguyên vật liệu cần thiết để hoàn thành đơn hàng của khách hàng.

Trong quản lý sản xuất, MRP được thiết lập nhằm trả lời các câu hỏi:

Cần những nguyên vật liệu gì để sản xuất?

Khi nào cần và cần những loại nào?

Số lượng là bao nhiêu?

Thời gian giao hàng là khi nào?

Về quy trình, MRP nhận dữ liệu từ BOM (kế hoạch nguyên vật liệu); MPS (kế hoạch sản xuất tổng thể) và dữ liệu hàng tồn kho. Trong đó:

BOM 

Kế hoạch nguyên vật liệu

Là bảng liệt kê tất cả các nguyên vật liệu thô, các bộ phận cấu thành, các cụm chi tiết và lắp ráp cần thiết để sản xuất một đơn vị của một thành phẩm. MRP sử dụng dữ liệu trên BOM để xác định số lượng từng thành phần cần thiết; sau đó trừ đi số lượng của thành phần đó đang có trong kho, cuối cùng xác định số lượng cần đặt hàng/sản xuất thêm.

MPS 

Kế hoạch sản xuất tổng thể

Phác thảo các hoạt động sản xuất dự kiến của nhà máy. MPS tổng hợp dữ liệu từ đơn đặt hàng của khách hàng và dự báo nhu cầu vật tư; thông qua đó thể hiện số lượng từng thành phần cần thiết và thời gian sẽ cần đến chúng.

Dữ liệu hàng tồn kho


Cung cấp số lượng các nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành, các cụm chi tiết và lắp ráp đã có sẵn hoặc đã được đặt hàng. Hệ thống MRP khi xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết phải loại trừ tồn kho để tính toán chính xác nhu cầu từng thành phần. Điều này góp phần tối ưu các nguồn lực và giảm chi phí quản lý sản xuất cho doanh nghiệp.

Sau khi xử lý các dữ liệu từ 3 nguồn trên, hệ thống MRP sẽ cung cấp bảng yêu cầu ròng các loại nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất. Đồng thời MRP thể hiện chi tiết các nội dung sau:

Đơn đặt hàng

Cung cấp số lượng và thời gian đặt hàng cũng như các thay đổi về việc hủy, chỉnh sửa số lượng, thời gian.

Kế hoạch nguyên vật liệu

Số lượng nguyên vật liệu, bộ phận, chi tiết cần cho hiện tại. Có thể sử dụng để dự báo các yêu cầu hàng tồn kho trong tương lai.

Tiến độ công việc

Thông qua hệ thống MRP quản đốc theo dõi ngày giao hàng, đơn hàng bị chậm, tình trạng hết hàng,…để chủ động điều phối việc sản xuất và đánh giá hiệu suất hoạt động của hệ thống

Quản trị sản xuất hiệu quả không thể thiếu MRP vì nó mang lại nhiều lợi ích đối với quy việc quản lý sản xuất như:

Tự động hóa mọi hoạt động của doanh nghiệp

Bỏ xa việc hoạch định chiến lược sản xuất thủ công kém hiệu quả như trước đây. Phần mềm MRP giúp cho mọi hoạt động tự động hóa vận hành. Các bộ phận có sự liên kết chặt chẽ, cùng chia sẻ một luồng thông tin đồng nhất. Giúp gắn kết mọi người, tạo ra một sức mạnh tập thể để khai thác nguồn lực doanh nghiệp.

Tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất khi sử dụng hệ thống MRP

Ứng dụng hệ thống MRP giúp doanh nghiệp quản lý một cách chi tiết nhất chuỗi cung ứng. Tính toán giá thành nguyên vật liệu trong sản xuất chính xác. Giảm bớt sự phụ thuộc vào con người, giảm lãng phí, dư thừa không cần thiết. Mang đến năng suất làm việc cao hơn, giảm thất thoát tối đa cho doanh nghiệp.

Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh chóng

Giải pháp phần mềm MRP mang lại kết quả tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp. Tăng năng suất lên 40%, tăng chất lượng sản phẩm lên 30 – 50%. Giảm chi phí rủi ro 15 – 25%, giảm giá chào thầu xuống 30%.

Tiện lợi khi sử dụng

Tính năng thông minh cho MRP được lập trình trên nền tảng công nghệ cao. Khả năng bảo mật tuyệt đối, cao cấp với nhiều lớp. Doanh nghiệp có thể sử dụng từ xa, mọi lúc, mọi nơi vô cùng tiện lợi. 

Hệ thống báo cáo tức thì, tự động

Với MRP, các chỉ số của doanh nghiệp được thống kê một cách chính xác và tức thì. Giúp kiểm soát năng suất, tỷ lệ sản phẩm, công suất nhà máy, số liệu, quản trị nhân lực một cách dễ dàng. Giúp cho doanh nghiệp dự báo được kế hoạch sản xuất dựa vào tình hình thực tế. Từ đó góp phần đưa ra những quyết định phù hợp và hiệu quả nhất.

Hoạch định, phân bổ nguồn lực được tốt hơn

Từ khi có sự xuất hiện của phần mềm MRP. Mọi dữ liệu sản xuất được quản lý tốt hơn. Giúp cho các nhà quản lý có được cái nhìn thực tế chính xác hơn. Quản lý tốt các hoạt động hàng tồn kho, thiết bị, con người. Đồng thời quản lý tốt chi phí thực tế đối với từng giai đoạn hoạch định.

Thân thiện với môi trường

Một trong những ưu điểm tuyệt vời khi sử dụng MRP chính là sản xuất thân thiện với môi trường. MRP giúp cho công tác hoạch định, kiểm soát sản xuất tốt hơn. Doanh nghiệp tạo ra ít chất thải, phế liệu hơn trong quá trình sản xuất. Từ đó giảm thiểu lãng phí cũng như các tác động không tốt đến môi trường. Các tài liệu sản xuất được số hóa thành văn bản điện tử, giúp cắt giảm chi phí in ấn.

Khả năng tích hợp tốt nhất với phần mềm kế toán

Hệ thống MRP hướng đến mục tiêu giúp ra quyết định mua những gì, mua khi nào. Việc tích hợp với các phần mềm kế toán giúp cho việc kiểm kê. Tính các giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp càng dễ dàng hơn. Hệ thống tài khoản sẽ thu, xử lý đặt hàng, thanh toán nhanh chóng.

Kiểm kê nguyên liệu tồn kho một cách dễ dàng với MRP

Trên thực tế, hàng tồn kho của doanh nghiệp thường nghiêng về một trong hai thái cực. Có thể là lưu trong kho quá nhiều, khiến vốn kinh doanh bị tồn đọng lãng phí. Hoặc tồn kho quá ít cũng khiến cho việc sản xuất cũng bị đình đốn. Sử dụng công cụ quản lý kho được tích hợp trong hệ thống MRP giúp doanh nghiệp giải quyết hiệu quả bài toán này. Hạn mức tồn kho sẽ được điều chỉnh linh hoạt với khả năng cung ứng hàng hóa.

Ngoài những lợi ích trên, phần mềm hoạch định sản xuất MRP còn giúp cho nhà quản lý dễ dàng thu thập thông tin. Kiểm tra, giám sát và quản lý tốt quy trình sản xuất. Giúp nắm bắt được tình hình sản xuất của doanh nghiệp một cách thường xuyên, liên tục, chính xác nhất. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể đưa ra giải pháp, chiến lược hợp lý. Thúc đẩy doanh thu lên cao nhất, giảm chi phí sản xuất. Từ đó giúp gia tăng lợi nhuận ở cả hiện tại và tương lai.  

Như vậy với những thông tin chi tiết nói trên, chắc các bạn đã hiểu hơn về phần mềm MRP là gì. Hiểu hơn về lợi ích to lớn mà hệ thông MRP đối với việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Từ đó áp dụng phần mềm này vào công việc sản xuất của doanh nghiệp mình được hiệu quả nhất. MRP là cánh tay phải đắc lực mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không nên bỏ qua. Vừa tiết kiệm chi phí, lại mang lại hiệu quả tuyệt vời nhất.

# MRP
MRP là gì?
Giang, Phung Thi Thuy 4 tháng 10, 2021
Chia sẻ bài này
Tag
MRP
Blog của chúng tôi
Lưu trữ